Những vai trò quan trọng của vitamin C có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể:
- Tham gia tạo collagen và một số thành phần của mô liên kết
- Hỗ trợ hấp thu sắt vì vitamin C tham gia chuyển sắt hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu sắt. Do vậy khi thiếu máu thiếu sắt thường uống kèm vitamin C
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể như chuyển hóa protid, lipid, glucid
- Tham gia vào quá trình tổng hợp một số chất như catecholamin, hormon vỏ thượng thận, tăng tạo ra interferon, nhờ đó giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Chống oxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể, từ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào
- Giúp tăng hấp thu calci vào cơ thể và làm tăng mật độ xương.
Một số người cho rằng bổ sung vitamin C liều cao có thể ngăn ngừa cảm lạnh thông thường, tăng sức đề kháng, phòng COVID-19. Tuy nhiên, nhiều chất bổ sung chứa lượng vitamin C rất cao, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Tác hại của việc thừa vitamin C
Gây khó tiêu
Các triệu chứng tiêu hóa phổ biến nhất khi hấp thụ quá nhiều vitamin C là tiêu chảy và buồn nôn, trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt, tác dụng phụ này không xảy ra khi ăn thực phẩm mà do uống ở dạng bổ sung nếu tiêu thụ hơn 2.000 mg cùng lúc. Do đó, bạn nên sử dụng ít hơn 2.000 mg mỗi ngày để bảo vệ dạ dày và đường ruột của chính mình.
Gây ứ sắt
Vitamin C được biết có tác dụng tăng cường hấp thu sắt. Một nghiên cứu ở người lớn cho thấy sự hấp thụ sắt tăng 67% khi họ uống 100 mg vitamin C trong bữa ăn.
Tuy nhiên, những người có tình trạng làm tăng nguy cơ tích tụ sắt trong cơ thể như bệnh huyết sắc tố nên thận trọng với việc bổ sung vitamin C. Trong những trường hợp này, bổ sung vitamin C quá mức có thể dẫn đến thừa và lắng cặn sắt, gây tổn thương nghiêm trọng tim, gan, tuyến tụy, tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương.
Sỏi thận
Vitamin C dư thừa được bài tiết ra khỏi cơ thể dưới dạng oxalate (một chất thải của cơ thể). Oxalate thường thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, oxalate có thể liên kết các khoáng chất và tạo thành tinh thể, dẫn đến hình thành sỏi thận. Sử dụng quá nhiều vitamin C có khả năng làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, nguy cơ phát triển sỏi thận.
Một nghiên cứu cho thấy người lớn uống bổ sung 1.000 mg vitamin C 2 lần/ ngày trong 6 ngày, lượng oxalate họ bài tiết tăng 20%. Ăn nhiều vitamin C không chỉ liên quan lượng oxalate niệu nhiều hơn mà còn tác động tới sự phát triển của sỏi thận, đặc biệt nếu tiêu thụ lượng lớn hơn 2.000 mg.
Các trường hợp về suy thận cũng đã được báo cáo ở những người đã dùng hơn 2.000 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này rất hiếm, đặc biệt ở người khỏe mạnh.
Buồn nôn và tiêu chảy
Đây là những tác dụng phụ thường gặp ở những người bị thiếu vitamin C, đặc biệt là khi bụng đói. Điều này thường xảy ra do quá nhiều vitamin C trong đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải
Để cơ thể tiêu thụ vitamin C quá mức cũng có thể gây ra mệt mỏi và thường xuyên chóng mặt. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy buồn ngủ và uể oải, thiếu năng lượng, từ đó gây trở ngại cho các hoạt động trong ngày.
Gây ra các vấn đề về khớp
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều vitamin C, không chỉ gây ra tình trạng dư thừa sắt mà còn làm giảm sự hấp thụ đồng và niken, từ đó khiến bạn gặp nhiều vấn đề về khớp. Vì vậy, bạn cần chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống để tránh nguy cơ xương chậm phát triển hoặc biến dạng.
Tổn thương DNA di truyền
Trong một nghiên cứu với các đối tượng khỏe mạnh, vitamin C được uống hàng ngày trong khoảng 6 tuần, với liều 500mg mỗi ngày, hiện tượng tổn thương oxy hóa đã được xác định. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xu hướng chống oxy hóa của vitamin C, đặc biệt là khi sử dụng ở liều lượng cao. Dựa trên điều này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng vitamin C có thể làm hỏng và thay đổi DNA, thậm chí có thể dẫn đến các bệnh đe dọa tính mạng như ung thư. Đối tượng dùng liều dưới 500mg sẽ không gặp tình trạng này.
Gây loãng máu
Vitamin C đã được phát hiện là gây ra phản ứng bất lợi với một số loại thuốc. Vitamin C dùng liều cao có thể cản trở chức năng làm loãng máu của thuốc chống đông máu.
Các chuyên gia khuyến cáo những người đã dùng thuốc có tác dụng chống đông máu không nên dùng quá 1 gam vitamin C mỗi ngày. Ngoài ra, trong những trường hợp như vậy, cần theo dõi thường xuyên cơ chế đông máu và lượng vitamin C trong cơ thể bệnh nhân.
Nguy hiểm với phụ nữ mang thai
Đặc biệt, ở những phụ nữ đang mang thai dùng Vitamin C ở liều cao kéo dài có thể gây ra những nhu cầu bất thường ở thai nhi, từ đó dẫn đến bệnh Scorbut sớm xuất hiện ở trẻ.
Dấu hiệu thừa vitamin C
Cơ thể khó chịu, buồn nôn và nôn
Cũng giống như các chất khác dư thừa trong cơ thể, Vitamin C cũng sẽ có dấu hiệu cảnh báo để bạn xem lại cách bổ sung loại Vitamin này. Dấu hiệu thừa Vitamin C dễ thấy nhất là cảm giác buồn nôn và bị nôn mửa do độc tính của Vitamin C.
Bị đau bụng dữ dội do bệnh lý về viêm loét dạ dày
Đây cũng là một dấu hiệu thừa vitamin C thường gặp ở nhiều bệnh nhân có tiền sử bị viêm loét dạ dày, tá tràng... Bổ sung vitamin C quá mức cần thiết sẽ mang đến những cơn đau dữ dội hơn, làm tình trạng viêm - loét ở dạ dày, tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn.
Xuất huyết
Dấu hiệu thừa vitamin C này thường xuất hiện trong trường hợp bạn mới phá thai. Khi cơ thể còn rất yếu mà bổ sung quá mức vitamin C sẽ khiến bạn bị chảy máu nhiều như đến kỳ 'đèn đỏ'. Do đó, cần hết sức lưu ý.
Mất ngủ, mệt mỏi
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi và bạn thường xuyên bị mất ngủ là một trong số nhiều dấu hiệu thừa vitamin C cần lưu ý. Đây là một tác dụng phụ hay gặp do hàm lượng vitamin C vượt quá nhu cầu cần thiết.
Dị tật thai nhi
Một trong những dấu hiệu thừa vitamin C nguy hiểm đối với bà bầu chính là gây dị tật ở thai nhi. Hãy hết sức lưu ý về cách bổ sung vitamin C hàng ngày để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của em bé và chính người mẹ.
Lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày:
Nhu cầu vitamin C thay đổi theo lứa tuổi cụ thể như sau:
· Trẻ từ 6-11 tháng là 25-30 mg/ngày
· Trẻ từ 1-6 tuổi là 30 mg/ngày, trẻ từ 7-9 là 35 mg/ngày
· Tuổi vị thành niên 10-18 tuổi là 65 mg/ngày
· Người trưởng thành là 70 mg/ngày
· Phụ nữ có thai là 80 mg/ngày
· Phụ nữ cho con bú là 95 mg/ngày.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ quả như đu đủ, cam, bưởi, dâu tây, ổi, bông cải xanh,...Vì vậy cần ăn phối hợp nhiều loại rau củ quả để bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Mức tiêu thụ rau quả cho người trưởng thành thường là 300g rau/người/ngày, quả là 100g/người/ngày, còn đối với trẻ em là khoảng 100-200g/trẻ/ngày.