Nếu dùng tinh dầu, bạn hãy đọc ngay bài viết này để tránh bị ngộ độc

Tinh dầu hiện được bán phổ biến trên thị trường và các trang mạng với các mục đích sử dụng khác nhau: Làm sạch, làm thơm, xua đuổi côn trùng, muỗi… Nhưng cần lựa chọn dùng tinh dầu có chất lượng và sử dụng đúng cách để tránh bị ngộ độc.

Sẽ không tránh khỏi tinh dầu giả, kém chất lượng…

PGS.TS Lê Xuân Quế, Viện Tinh dầu và Các hợp chất Thiên nhiên cho biết, tinh dầu là dạng hợp chất thơm, có trong tự nhiên, là sản phẩm chiết tách từ động vật hay thực vật, có các dạng rắn, lỏng, số ít ở dạng khí (nhiệt độ bay hơi thấp).

Hiện nay, nhu cầu về tinh dầu là có thật và rất lớn trong sinh hoạt, sản xuất và đời sống hàng ngày, trong đó có làm đẹp, làm cho môi trường sạch thơm và đuổi muỗi…

Nếu dùng tinh dầu, bạn hãy đọc ngay bài viết này để tránh bị ngộ độc

Tinh dầu được chiết xuất từ thiên nhiên: Cây cỏ, động vật

Sản phẩm tinh dầu tự nhiên có hàng trăm loại, từ hàng trăm loại này lại tạo ra rất nhiều chủng loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

Do tinh dầu cũng là một sản phẩm thương mại, là hàng hóa, hiện nay cũng không tránh khỏi hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thậm chí độc hại… Bên cạnh đó, về quản lý đối với mặt hàng này vẫn còn bất cập.

Theo PGS.TS Lê Xuân Quế, hiện chưa có tiêu chuẩn chất lượng cấp quốc gia cho mặt hàng này (chủ yếu là tiêu chuẩn cơ sở, mỗi nơi một tiêu chuẩn), chưa có qui định về qui trình, thiết bị kiểm nghiệm chất lượng và còn nhiều kẽ hở để hàng hóa kém chất lượng lưu thông trên thị trường.

Công đoạn dễ bị pha tạp, làm giả

PGS.TS Lê Xuân Quế cho biết, để chưng cất được tinh dầu thường trải qua các khâu: Thu hái dược liệu, làm sạch, cho vào nồi chưng cất (thường là cuốn hơi nước), sau đó dùng nước mát cho ngưng tụ ở nhiệt độ thấp (trong bình ngưng tụ, tinh dầu nhẹ nổi lên bên trên được tách riêng) và sau đó là tinh chế tinh dầu và đóng gói trong bao bì phù hợp (thường đóng với số lượng lớn như can, thùng… để bảo quản, vận chuyển).

Từ sản phẩm tinh dầu này có thể sang chiết thành sản phẩm hàng hóa để bán tinh chất (đóng gói với đơn vị nhỏ hơn như 10 ml, 30 ml, 50 ml, 100 ml…) hoặc chế biến thành các loại sản phẩm khác nhau (đưa vào mỹ phẩm, thuốc…). Chính ở khâu sang chiết này dễ bị pha trộn (làm cho sản phẩm nặng hơn, thể tích nhiều hơn…), sản phẩm bị pha loãng, kém chất lượng, thậm chí giả mạo… và các chất được pha vào không kiểm soát được và không biết đó là những chất gì? - PGS.TS Lê Xuân Quế cho hay.

Cách phân biệt tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu hóa chất

Nếu dùng tinh dầu, bạn hãy đọc ngay bài viết này để tránh bị ngộ độc

Xông từ 30-90 phút sau đó tắt đi bằng một khoảng thời gian đó rồi bật lại.

Quảng cáo

Tinh dầu tự nhiên được chiết xuất từ động vật hay thực vật, còn tinh dầu hóa chất hay tinh dầu nhân tạo là tinh dầu tổng hợp hóa học. Cả hai loại này đều có hàng chất lượng và hàng kém chất lượng, hàng giả.

Theo đó, tinh dầu hóa chất có độ tinh khiết cao hơn, dạng nước có độ trong suốt cao, khi nhỏ giọt ra đĩa sẽ bay hơi đến hết, không để lại cặn nhờn, mùi hương gắt hơn, đơn điệu hơn. Còn tinh dầu tự nhiên luôn có chứa một số hợp chất tự nhiên nên đục hơn, bay hơi không triệt để. Mùi hương dịu và bền hơn - PGS.TS Lê Xuân Quế cho biết.

Tiêu dùng tinh dầu là sử dụng sản phẩm hàng hóa, trước hết cần lựa chọn dựa các nhãn mác có uy tín trên thị trường.

Tinh dầu phải do cơ sở sản xuất tin cậy, công bố tiêu chuẩn chất lượng, có đầy đủ nhãn mác theo qui định: Phải ghi rõ cách sử dụng, liều lượng, thời gian, không gian (kín hay thoáng), lứa tuổi phù hợp; có khuyến cao an toàn cho người sử dụng…

Sử dụng lần đầu cần chú ý tới khả năng xảy ra dị ứng, phản vệ.

Không nên sử dụng liều lượng cao, kéo dài thường xuyên, không sử dụng trong không gian kín và luôn lưu ý nguyên tắc: Cái gì “Quá” thì đều không tốt.

Cách sử dụng tinh dầu thông minh

Nếu dùng tinh dầu, bạn hãy đọc ngay bài viết này để tránh bị ngộ độc

Cơ thể có thể gặp các phản ứng dị ứng khi sử dụng tinh dầu.

Nên thử các phản ứng của cơ thể trước khi sử dụng: Cơ thể có thể gặp các phản ứng dị ứng, đặc biệt đối với các thành phần có trong tinh dầu. Vì vậy, nên quan sát cơ thể khi sử dụng một lượng nhỏ trước.

Không sử dụng tinh dầu trực tiếp trên da: Tinh dầu rất đậm đặc, do đó khi tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây kích ứng như đỏ, đau rát, có trường hợp gây bỏng sâu như tinh dầu quế, hoặc bong da khi sử dụng tinh dầu bưởi….

Đảm bảo tuân theo hướng dẫn pha loãng thích hợp: Mỗi loại tinh dầu sẽ có mức pha loãng để sử dụng khuếch tán hay sử dụng trên da. Hãy đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc an toàn để giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng.

Không được ăn, uống tinh dầu, dù là lượng nhỏ khi không có chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia có kiến thức về tinh dầu.

Tinh dầu có thể gây hại cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Do đó, cần cẩn trọng lựa chọn tinh dầu cho những đối tượng này.

Khuếch tán tinh dầu trong không gian có thông gió và với lượng tinh dầu phù hợp: Sử dụng tinh dầu liên tục với một lượng quá nhiều trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy khi xông tinh dầu nguyên chất nên ngắt quãng thời gian: Xông từ 30-90 phút sau đó tắt đi bằng một khoảng thời gian đó rồi bật lại.

PGS.TS Lê Xuân Quế cho biết, ngộ độc tinh dầu nhẹ xảy ra phổ biến với các biểu hiện: Khó chịu, choáng váng (váng vất đầu), người nôn nao… mà người sử dụng nhiều khi không để ý. Điều này là do: Tinh dầu được hít vào trong phổi, chiếm chỗ ô xy, làm giảm lượng ô xy trong phổi, gây thiếu ô xy não. Bên cạnh đó, tinh dầu bôi da hoặc tinh dầu bốc hơi ngấm vào da, niêm mạch, mắt… kích thích rất mạnh (kích thích thần kinh, cơ, làm co cơ hoặc giãn cơ; giãn lỗ chân lông…). Khi lỗ chân lông bị giãn dễ bị nhiễm các tác động của môi trường như khí lạnh, khí độc, vi khuẩn… làm cho dễ mắc bệnh.

Theo
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội tinh dầu hương liệu mỹ phẩm Việt Nam
Giấy phép số: 74/ GP- TTĐT cấp ngày 31/12/2014
Tổng Biên tập: Ngô Đại Quang
Tòa soạn: 20 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 629889696- Fax: (84-4) 629889696
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản